Tổng hợp phương pháp quản lý công nợ phải trả hiệu quả nhất hiện nay

Quản lý công nợ là một công việc quan trọng đối với doanh nghiệp, đặc biệt là quản lý công nợ phải trả. Việc đảm bảo trả nợ đúng hạn sẽ tránh gây mất uy tín với đối tác và góp phần tạo hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới đây sẽ là 3 phương pháp giúp cho công tác quản lý công nợ phải trả trong doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 78 tại đây

Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán

Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE

1. Quản lý công nợ theo từng nhà cung cấp

Một doanh nghiệp sẽ có rất nhiều nhà cung cấp, vì vậy nếu không có một hệ thống quản lý khoa học, rất dễ bị để sót thông tin công nợ của một số nhà cung cấp.

Để tránh tình trạng bị thiếu thông tin, công nợ phải trả của doanh nghiệp nên được phân chia theo từng nhà cung cấp. Sẽ có một số tài liệu kế toán công nợ có thể sử dụng:

  • Sổ chi tiết công nợ của một nhà cung cấp
  • Bảng đối chiếu công nợ
  • Bảng xác nhận công nợ
  • Bảng cân đối công nợ của các nhà cung cấp

Từ đó, kế toán công nợ có thể theo dõi được tình hình trả nợ với từng nhà cung cấp, tránh việc bị sót thông tin và cũng có kế hoạch trả nợ hợp lí, đúng thời hạn.

2. Quản lý công nợ theo từng hợp đồng mua

Để có thể thực hiện phương pháp này thành công, doanh nghiệp cần phải xây dựng được chính sách mua hàng hợp lý, phải khéo léo đàm phán về các vấn đề công nợ cũng như có công cụ quản lý công nợ hiệu quả.

Vì mỗi hợp đồng có nhiều giai đoạn thanh toán với tiến độ khác nhau, việc doanh nghiệp thực hiện tốt những vấn đề trên sẽ là yếu tố kiên quyết giúp quản lý công nợ phải trả tốt hơn.

3. Quản lý công nợ theo các hóa đơn và hạn thanh toán

Phương pháp này lại đòi hỏi kế toán công nợ phải có một số loại giấy tờ sau:

  • Báo cáo tuổi nợ của các hóa đơn
  • Bảng kê các hóa đơn đến hạn thanh toán
  • Bảng kể các hóa đơn quá hạn
  • Bảng kê các hóa đơn còn nợ của một nhà cung cấp

Tuy nhiên, trên thực tế, sẽ có một vấn đề xảy ra khi sử dụng phương pháp này đó là người mua tạm ứng tiền cho nhà cung cấp khi chưa có hóa đơn hoặc người mua trả tiền một lần cho nhiều hóa đơn. Cách giải quyết đó là sử dụng phần mềm kế toán với yêu cầu đảm bảo ghi số tiền tạm ứng hoặc cho phép phân bổ số tiền cho từng hóa đơn.

Trong thực tế, có thể có nhiều phương pháp khác để hỗ trợ cho việc quản lý công nợ phải trả, nhưng đây là 3 phương pháp phổ biến nhất, dễ áp dụng nhất. Bài viết hy vọng đã giúp doanh nghiệp bớt gặp khó khăn và quản lý công nợ tốt hơn.

#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn