Thời điểm xuất hóa đơn GTGT trong từng lĩnh vực khác nhau thế nào?

Đối với mỗi ngành nghề kinh doanh thì thời điểm xuất hóa đơn sẽ khác nhau. Trong này viết này, Ketoan.vn sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu những quy định về thời điểm xuất hóa đơn GTGT trong từng lĩnh vực để bạn đọc có thể nắm bắt rõ vấn đề này.

Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 80 tại đây

Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán

Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE

Theo quy định tại Khoản 2 điều 16 thông tư 39/TT-BTC quy định về thời điểm xuất hóa đơn GTGT, cụ thể như sau:

1. Thời điểm xuất hóa đơn khi bán hàng hóa:

  • Thời điểm xuất hóa đơn (ngày lập hóa đơn) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

2. Thời điểm xuất hóa đơn cung ứng, dịch vụ:

  • Ngày lập hóa đơn là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu được tiền.
  • Nếu doanh nghiệp cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

Lưu ý:

  • Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”.
  • Khoản tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng thì không phải xuất hóa đơn.

3. Thời điểm xuất hóa đơn cung cấp điện, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình

  • Ngày lập hóa đơn thực hiện chậm nhất không quá 7 ngày kế tiếp. Kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thị trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.
  • Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình với người mua.

4. Thời điểm xuất hóa đơn xây dựng, xây lắp

  • Ngày lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành. Không phân biệt đã thu tiền hay chưa thu tiền.

Lưu ý:

  • Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
  • Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thể thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án. Hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

5. Thời điểm xuất hóa đơn xăng dầu

  • Trường hợp bán xăng dầu tại các cửa hàng bán lẻ cho người mua thường xuyên là tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ ngân hàng, chứng khoán.
  • Ngày lập hóa đơn thực hiện định kỳ theo hợp đồng giữa hai bên kèm theo bảng kê hoặc chứng từ khác có xác nhận của bên bán. Nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.

6. Thời điểm xuất hóa đơn hàng xuất khẩu:

Khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài, thì sử dụng hóa đơn thương mại.

  • Thời điểm xuất hóa đơn hàng xuất khẩu cũng được xác định như thời điểm bán hàng hóa bên trên. Tức là ngày chuyển giao hàng hóa cho khách hàng.
  • Ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế là ngày xác nhận hoàn tất thủ tục hải quan trên tờ khai hải quan.

7. Mức phạt khi lập hóa đơn không đúng thời điểm

Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Lập hóa đơn không đúng thời điểm
  • Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
  • Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.

Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã nắm rõ được thời điểm xuất hóa đơn GTGT của từng lĩnh vực khác nhau. Chúc các bạn thành công!

#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn