Quản lý công nợ luôn là những vấn đề mà các Kế toán công nợ quan tâm đến. Bởi vì không phải ai cũng biết cách quản lý như thế nào để hiệu quả và tốt nhất. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong quy mô lớn, việc quản lý công nợ lại càng trở nên khó khăn hơn. Vậy thì bạn đã nắm được những phương pháp quản lý công nợ hiệu quả chưa?
Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 80 tại đây
Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán
Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE
Những yêu cầu bắt buộc về biểu mẫu khi quản lý công nợ
Mỗi nhà cung cấp sẽ có những yêu cầu bắt buộc về biểu mẫu trong cách quản lý. Vậy nên kế toán viên cần phải nắm được rõ những yêu cầu bắt buộc này, áp dụng trong khâu quản lý.
- Sổ sách chi tiết công nợ của nhà cung cấp
- Bảng xác nhận chi tiết công nợ của nhà cung cấp. Hoặc là bảng đối chiếu công nợ của nhà cung cấp.
- Bảng cân đối công nợ của bên cung cấp
Trong quá trình quản lý công nợ, kế toán viên cần phải chuẩn bị được đầy đủ những biểu mẫu này. Khi đã có đầy đủ những biểu mẫu này, kế toán sẽ quản lý được khoa học và chính xác, đạt hiệu quả công việc cao hơn.
Phương pháp quản lý công nợ hiệu quả cho kế toán viên
Quản lý công nợ là cả một quá trình. Và kế toán viên sẽ phải có riêng cho mình phương pháp quản lý. Sao cho không mất quá nhiều thời gian nhưng vẫn đem đến hiệu quả công việc. Sẽ có 3 phương pháp quản lý công nợ phổ biến mà các kế toán viên thường sử dụng.
Phân loại đối tượng khác hàng và người bán hàng
Trong một doanh nghiệp, sẽ có hai đối tượng cần được chú ý đến, đó là khách hàng và người bán hàng. Khi bạn phân loại hai đối tượng này, việc quản lý công nợ của bạn sẽ trở nên dễ dàng hơn. Dựa trên những đối tượng này, tiến hành xây dựng và phân tích, lập Báo cáo quản trị doanh nghiệp. Sau đó phân loại ra những khách hàng đã đến hạn nợ và đã quá hạn nợ doanh nghiệp. Và kế toán viên cần phải lưu ý, hãy thường xuyên sự biến đổi công nợ của doanh nghiệp.
Khi phân loại được những đối tượng này, việc quản lý của bạn sẽ trở nên nhẹ nhàng và dễ dàng hơn rất nhiều.
Quản lý công nợ dựa trên các hợp đồng mua bán
Có một đặc điểm của những hợp đồng mua bán đó là mỗi hợp đồng đều sẽ có những thời hạn thanh toán. Mỗi hợp đồng sẽ có những tiến độ thực hiện và khối lượng công việc khác nhau. Vậy nên, khi muốn quản lý hiệu quả công nợ, bạn cần phải lưu ý:
- Tập trung quan sát, xây dựng các chính sách mua hàng và bán hàng
- Tập trung xây dựng nhân sự trong mảng bán hàng. Nên lựa chọn những nhân sự có trình độ giao tiếp tốt, thương thuyết tốt. Những nhân lực này sẽ có đủ sự khéo léo để đàm phán vấn đề công nợ với bên khách hàng.
- Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên áp dụng những phần mềm thông minh. Sử dụng phần mềm đó để theo dõi quản lý thu chi công nợ một cách chính xác và hiệu quả nhất.
Quản lý dựa trên chứng từ hóa đơn
Phương pháp áp dụng chứng từ hóa đơn và hạn thanh toán hóa đơn cũng được các kế toán viên sử dụng nhiều. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì kế toán viên cần phải chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
- Báo cáo về thời hạn nợ của những hóa đơn chưa được thanh toán trong doanh nghiệp
- Bảng kê khai toàn bộ những hóa đơn còn nợ và đã đến hạn phải thanh toán.
- Bảng kê khai tàn bộ hóa đơn chưa được thanh toán và đã quá hạn phải thanh toán cho doanh nghiệp.
- Bảng kê khai những hóa đơn chưa thanh toán của các nhà cung cấp khác.
Phương pháp theo dõi công nợ trên hóa đơn tuy được áp dụng nhiều. Tuy nhiên nó lại có mặt hại. Các doanh nghiệp sử dụng phương pháp này có thể gặp phải những tình huống bất lợi cho mình. Còn trong trường hợp, những doanh nghiệp sử dụng phần mềm để theo dõi công nợ. Doanh nghiệp cần phải được phần mềm cho phép chỉ số tiền tạm ứng cho hóa đơn khi đã nhận được.
#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn