Nộp thừa thuế môn bài phải xử lý như thế nào?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc doanh nghiệp nộp thừa thuế môn bài: Nhầm bậc thuế hoặc chuyển nhầm số tiền phải nộp. Sau khi phát hiện nộp thừa thuế môn bài thì phải xử lý như thế nào? Ketoan.vn sẽ hướng dẫn bạn ách xử lý khi nộp thừa thuế môn bài.
Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 80 tại đây
Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán
Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE
1. Thế nào được coi là tiền thuế, tiền chậm nộp và tiền phạt nộp và thừa
Căn cứ theo điều 33, Điều 58 và 59 Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013, tiền thuế môn bài nộp thừa khi: Người nộp thuế có số tiền thuế môn bài đã nộp lớn hơn số tiền phải nộp theo quy định tron thời hạn 10 (mười) năm tính từ ngày nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
2. Quy định về tiền thuế nộp thừa
Căn cứ theo Thông tư 156, Điều 33. Xử lý số tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt nộp thừa, thứ tự để giải quyết số tiền thuế, tiền nộp chậm, tiền phạt nộp thừa như sau:
- Bù trừ với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ hoặc còn phải nộp của cùng loại thuế.
- Bù trừ tự động với số tiền phải nộp của lần nộp thuế tiếp theo của từng loại thuế có chung nội dung kinh tế theo mục lục ngân sách nhà nước.
- Gửi hồ sơ đề nghị hoàn thuế đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp để được giải quyết.
Hồ sơ hoàn thuế, thủ tục giải quyết hồ sơ hoàn thuế, thủ tục hoàn trả tiền thuế bù trừ với khoản thu NSNN được thực hiện theo hướng dẫn tại Chương VII Thông tư 156.
Về hồ sơ hoàn các loại thuế, phí:
Theo Công văn Số: 4586/CT-TTHT ngày 28/1/2019 của Cục thuế Hà Nội trả lời về lệ phí môn bài, hồ sơ hoàn các loại thuế, phí khác bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu Ngân sách nhà nước theo mẫu số 01/ĐNHT
- Các tài liệu kèm theo (nếu có)
Căn cứ theo Thông tư 156 Điều 10.Quy định chung về kê khai thuế, tính thuế:
Trường hợp người nộp thuế kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp thì phải lập hồ sơ khai bổ sung. Nếu số tiền thuế đã nộp lớn hơn nghĩa vụ thuế phải nộp thì được bù trừ vào số thuế phải nộp của kỳ sau hoặc được hoàn thuế.
Như vậy, nếu bạn nộp thừa thuế môn bài thuế môn bài thì được bù trừ sang các khoản thuế cùng loại, không được bù trừ từ thuế này sang thuế khac.
3. Xử lý thuế môn bài nộp thừa
Khi doanh nghiệp nộp thừa thuế môn bài, kế toán thực hiện điều chỉnh số thuế nộp thừa sang một loại thuế khác để tiện cho việc bù trừ với loại thuế mà dự kiến phải nộp. Lấy ví dụ là thuế Thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi điều chỉnh thuế môn bài nộp thừa sang thuế TNDN, đến khi tạm nộp thuế TNDN, bạn trừ khoản thuế nộp thừa này hoặc trừ vào chỉ tiêu E1 trên tờ khai quyết toán thuế.
Ví dụ thực tế:
Công ty TNHH Kế toán Việt Nam năm 2020 phải nộp tiền thuế môn bài là 1.000.000 đồng. Do nhần lẫn, kế toán công ty đã chuyển khoản 3.000.0000 đồng. Như vậy, công ty đã nộp thừa tiền thuế 2.000.000 đồng.
Để xử lý, kế toán lập giấy điều chỉnh thu ngân sách nhà nước như sau:
Sau khi điều chỉnh, quý I/2020 công ty phải nộp thuế TNDN tạm tính là 10.000.000 đồng, kế toán thực hiện trừ 10.000.000 – 2.000.000 = 8.000.000 đồng hoặc đến tờ khai quyết toán thuế TNDN, cộng cả 4 quý tạm nộp là 2.000.0000 đồng vào chỉ tiêu E2 trên tờ khai.
#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn