Mẫu biên bản bù trừ công nợ mới nhất

Mẫu biên bản bù trừ công nợ mới nhất

Khi hai bên phát sinh giao dịch mua bán hàng hóa lẫn nhau thì kế toán thường lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ nợ cho nhau. Ketoan.vn xin cung cấp mẫu biên bản bù trừ công nợ mới nhất tại bài viết dưới đây.

See the source image

Bù trừ công nợ là gì?

Bù trừ công nợ là một phương thức thanh toán thường gặp. Nó phát sinh khi hai đơn vị giao dịch, mua bán, cung cấp hàng hóa lẫn nhau. Khi đó mỗi bên vừa là người mua và đồng thời cũng là người bán. Kế toán thường lập biên bản bù trừ công nợ để cấn trừ nợ cho nhau

Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 78 tại đây

Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán

Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE

Bù trừ công nợ có được khấu trừ thuế GTGT hay không?

Căn cứ pháp lý

Khoản 4, Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định như sau:

“Các trường hợp thanh toán không dùng tiền mặt khác để khấu trừ thuế GTGT đầu vào gồm:

a)Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức thanh toán bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có biên bản đối chiếu số liệu và xác nhận giữa hai bên về việc thanh toán bù trừ giữa hàng hóa, dịch vụ mua vào với hàng hóa, dịch vụ bán ra, vay mượn hàng. Trường hợp bù trừ công nợ qua bên thứ ba phải có biên bản bù trừ công nợ của 3 bên làm căn cứ khấu trừ thuế.

b) Trường hợp hàng hóa, dịch vụ mua vào theo phương thức bù trừ công nợ như vay, mượn tiền; cấn trừ công nợ qua người thứ ba mà phương thức thanh toán này được quy định cụ thể trong hợp đồng thì phải có hợp đồng vay, mượn tiền dưới hình thức văn bản được lập trước đó và có chứng từ chuyển tiền từ tài khoản của bên cho vay sang tài khoản của bên đi vay đối với khoản vay bằng tiền bao gồm cả trường hợp bù trừ giữa giá trị hàng hóa, dịch vụ mua vào với khoản tiền mà người bán hỗ trợ cho người mua hoặc nhờ người mua chi hộ.”

Thanh toán bù trừ công nợ được phép khấu trừ thuế khi có đủ các chứng từ nhất định

Như vậy, thanh toán bù trừ công nợ được phép khấu trừ thuế khi có đủ các chứng từ nhất định. Cụ thể, các bên cần chuẩn bị:

– Hợp đồng mua bán.

– Biên bản bù trừ công nợ 2 bên. Biên bản có xác nhận của 2 bên. Nếu bù trừ công nợ qua bên thứ 3 thì phải có biên bản bù trừ công nợ của 3 bên.

– Biên bản đối chiếu công nợ có xác nhận của 2 bên.

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hóa đơn trên 20 triệu đồng.

Hồ sơ thanh toán bù trừ công nợ

Hồ sơ thanh toán bù trừ công nợ gồm những chứng từ sau:

– Bảng công nợ chi tiết đã thanh toán và còn nợ của khách hàng.

– Hợp đồng kinh tế (có ghi rõ phương thức thanh toán).

– Thanh lý hợp đồng.

– Biên bản giao hàng hay nghiệm thu, xuất kho.

– Bản đối chiếu công nợ có ký tá xác nhận của hai bên.

– Các chứng từ đã từng thanh toán: phiếu chi, giấy báo Nợ, giấy báo Có …

– Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường.

– Biên bản bù trừ công nợ (có xác nhận của hai bên).

– Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (nếu có) đối với phần chênh lệch sau khi bù trừ công nợ.

Hạch toán bù trừ công nợ

Hạch toán hàng hóa, dịch vụ bán ra

Nợ TK 131

Nợ TK 632

Có TK 511, 33311

Có TK 152, 154, 155, 156

Hạch toán hàng hóa, dịch vụ mua vào

Nợ TK 152, 153, 156, 241, 242…

Nợ TK 1331

Có TK 331

Hạch toán bù trừ công nợ

Nợ TK 331

Có TK 131

Trên đây Ketoan.vn đã cung cấp cho bạn đọc Mẫu biên bản bù trừ công nợ mới nhất. Ngoài ra bài viết còn có các thông tin hữu ích khác về thanh toán bù trừ công nợ. Kế toán của doanh nghiệp đang phát sinh nghiệp vụ này cần chú ý. Nó sẽ giúp cho kế toán có thể chủ động hơn trong công việc của mình. Chúc các bạn thành công.

#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn