Hướng dẫn thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Cơ quan Thuế

Hướng dẫn thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Cơ quan Thuế

Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp so với mua hóa đơn lẻ có nhiều khác biệt rõ rệt? Doanh nghiệp khi mua và sử dụng loại hóa đơn này có cần lưu ý điều gì không? Theo dõi bài viết sau để nhận lời giải đáp chi tiết nhất!

Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 78 tại đây

Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán

Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE

thu tuc mua hoa don truc tiep

>> Chi tiết Nghị định 34/2022 gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất 2022

1. Khái niệm Hóa đơn bán hàng trực tiếp

Trong quá trình mua bán sản phẩm, hàng hóa và cung ứng dịch vụ, các tổ chức/cá nhân kinh doanh đang sử dụng phương pháp nộp thuế trực tiếp sẽ được Chi cục Thuế cấp cho một loại đơn có tên là Hóa đơn bán hàng trực tiếp, tên khác là Hoá đơn bán hàng/Hoá đơn trực tiếp/Hóa đơn thông thường.

Đối với các cửa hàng hoặc hộ cá nhân kinh doanh (Không phải doanh nghiệp, công ty) thì nó còn được gọi là Hóa đơn bán lẻ. Một khi các tổ chức/cá nhân kinh doanh đã chọn cách nộp thuế trực tiếp thì không được phép dùng hóa đơn giá trị gia tăng nữa.

2. Đối tượng mua hóa đơn bán hàng trực tiếp

Tổ chức/cá nhân kinh doanh nào đang thực hiện kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp thì họ cũng chính là đối tượng được phép mua hóa đơn bán hàng trực tiếp theo quy định của pháp luật. Cụ thể sẽ bao gồm:

– Hộ và cá nhân kinh doanh

– Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

– Tổ chức có kinh doanh nhưng không phải doanh nghiệp

– Hóa đơn tự in, đặt in mà doanh nghiệp đang sử dụng có rủi ro cao về thuế

– Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in và có vi phạm về hóa đơn dẫn tới bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn hoặc gian lận thuế

*Lưu ý:

Tổ chức/cá nhân kinh doanh sẽ không được cấp phép sử dụng hóa đơn điện tử và nộp thuế qua mạng Internet nếu họ đang dùng hóa đơn bán hàng trực tiếp.

3. Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp

Quy trình mua hóa đơn trực tiếp tương tự quy trình mua hóa đơn lẻ. Các tổ chức/cá nhân kinh doanh chỉ cần thực hiện ba bước dưới đây:

Tuy nhiên giữa lần mua đầu tiên và các lần mua kế tiếp lại có sự khác biệt về hồ sơ mua hóa đơn. Cụ thể như sau:

3.1 Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp lần đầu

Đối với lần đầu mua hóa đơn bán hàng trực tiếp, các tổ chức/cá nhân kinh doanh cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn

  • Bản cam kết mẫu số CK01/AC Thông tư 39/2014/TT-BTC

  • Bản photo giấy phép kinh doanh

  • Giấy ủy quyền của giám đốc công ty

  • CMND/CCCD của người mua hoá đơn bán hàng trực tiếp

  • Dấu doanh nghiệp

3.2 Thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp lần hai

Sau khi đã sử dụng xong hóa đơn mua lần đầu, các tổ chức/cá nhân có thể tiến hành mua hóa đơn trực tiếp lần 2. Tuy nhiên, hồ sơ mua lần 2 sẽ khác với lần đầu như sau:

  • Đơn đề nghị mua hóa đơn

  • CMND/CCCD của người mua hoá đơn bán hàng trực tiếp;

  • Giấy ủy quyền của giám đốc công ty

  • Dấu doanh nghiệp

  • Sổ mua hóa đơn (Được Chi cục Thuế cấp cho từ lần mua đầu)

  • Quyển hóa đơn liền kề

4. Lưu ý khi mua và sử dụng hóa đơn bán hàng trực tiếp

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ mua hóa đơn trực tiếp, các tổ chức/cá nhân kinh doanh cũng phải nắm rõ một số lưu ý quan trọng sau để tránh mắc những sai sót không đáng có:

– Trong lần đầu mua hóa đơn bán hàng trực tiếp, các tổ chức/cá nhân kinh doanh chỉ được cấp mỗi loại hóa đơn 1 quyển gồm 50 số. Nếu doanh nghiệp dùng hết chỗ hóa đơn đó dù chưa hết tháng thì cơ quan thuế sẽ căn cứ vào đó để xác định số lượng hóa đơn cấp cho doanh nghiệp trong lần mua tiếp theo.

– Các doanh nghiệp cần chú ý đem theo dấu mộc vuông khi đi mua hóa đơn vì theo quy định của pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp phải ghi rõ hoặc đóng dấu các thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi rời khỏi Chi cục Thuế.

– Người viết đơn đề nghị mua hóa đơn và người đi mua phải là cùng một người. Ngoài ra, thông tin về người đó trong đơn đề nghị và giấy ủy quyền phải khớp với nhau.

– Người mua hóa đơn trực tiếp mang hồ sơ đến nộp tại Phòng Ấn chỉ của Chi cục Thuế.

– Các tổ chức/cá nhân kinh doanh khi đi mua hóa đơn trực tiếp thì phải mang theo sổ mua hóa đơn và một quyển hóa đơn liền kề để Chi cục Thuế có thể kiểm tra lịch sử mua và sử dụng hóa đơn của tổ chức/cá nhân kinh doanh đó.

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn về quy trình mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại Cơ quan Thuế. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác liên quan đến việc mua và sử dụng hóa đơn, liên hệ ngay với UBot qua Hòm thư support@akabot.com hoặc Hotline: 0948343456.

#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn