Hướng dẫn hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Hàng về trước hóa đơn về sau là một trong các trường hợp thường gặp tại các doanh nghiệp, khi doanh nghiệp mua hàng về mà chưa nhận được hóa đơn GTGT của nhà cung cấp thì kế toán vẫn làm thủ tục nhập kho bình thường nhưng không hạch toán và kê khai thuế GTGT đầu vào.

Anh chị tìm hiểu thêm về thông tư 78 tại đây

Follow Fanpage Chị kế toán Cầu Giấy để cập nhật nhiều hơn các kiến thức về kế toán

Đăng ký dùng thử PHẦN MỀM XỬ LÝ HÓA ĐƠN UBOT INVOICE

1. Các chứng từ làm căn cứ hạch toán hàng về trước hoá đơn về sau

Để chứng minh được việc hàng về trước hóa đơn về sau, kế toán doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ liên quan như sau:

  • Hợp đồng pháp lý với các bên, các phiếu nhập, phiếu xuất kho, chứng từ chuyển tiền
  • Hợp đồng cần ghi rõ thời điểm giao hàng, thời điểm giao hóa đơn, chứng từ cho hàng đi đường (bên bán sử dụng phiếu xuất kho kiêm lệnh vận chuyển/điều động sau khi giao nhận đủ và thanh toán tiền mới xuất hóa đơn GTGT)
  • Cần đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê và lập phiếu nhập kho

Sau khi đầy đủ các giấy tờ, kế toán doanh nghiệp thực hiện đối chiếu hàng hóa đó với hợp đồng mua hàng, tiến hành kiểm kê và nhập phiếu xuất kho.

2. Hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau theo từng trường hợp

2.1. Căn cứ vào phiếu nhập kho các bạn hạch toán vào sổ theo giá tạm tính chưa có thuế

Nợ 152 (153, 156): Số lượng nhập vào x Giá tính tạm thời

Có 111 (112,331…): Số lượng nhập vào x Giá tính tạm thời

Khi hóa đơn về, căn cứ vào hóa đơn, tiến hành hạch toán như sau:

a) Nếu giá mua bằng Giá tạm tính

Nợ tài khoản 133: Theo số tiền thuế trên hóa đơn.

Có tài khoản 111,112, 331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

b) Nếu giá mua lớn hơn Giá tạm tính

  • Phản ánh thuế:

Nợ tài khoản 133:

Có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

  • Điều chỉnh tăng giá nhập kho:

Nợ tài khoản 152, 156: Số lượng x (Giá mua – Giá tạm tính)

Có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x (Giá mua – Giá tạm tính)

c) Nếu giá mua nhỏ hơn Giá tạm tính

  • Phản ánh thuế:

Nợ tài khoản 133:

Có tài khoản 111,112,331: Số lượng mua x Giá mua x % Thuế suất

  • Điều chỉnh giảm giá nhập kho:

Nợ tài khoản 111,112,331: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

Có tài khoản 152, 156: Số lượng x (Giá tạm tính – Giá mua)

3. Ví dụ hạch toán hàng về trước hóa đơn về sau

Ngày 29/06/2021, Công ty Lanka đã mua hàng của công ty TNHH Zenkiz đã có hóa đơn về nhưng chưa thanh toán nhưng đến ngày 31/06/2021 vẫn chưa nhận được hàng.

Thông tin chi tiết lô hàng đã mua:

  • Máy giặt LG 8kg, số lượng 30, đơn giá 8.000.000đ, thuế GTGT 10%
  • Máy giặt LG 9kg, số lượng 30, đơn giá 9.000.000đ, thuế GTGT 10%

– Ngày 02/07/2021, Công ty nhận được hàng.

– Ngày 16/7/2021, Công ty mới chuyển khoản thanh toán tiền hàng cho Công ty TNHH Zenkiz

Cách hạch toán hóa đơn về trước hàng về sau:

  • Ngày 29/06/2021 dựa vào hóa đơn GTGT đã về:

Nợ TK 151 : (30 x 8.000.000) + (30 x 9.000.000đ) = 510.000.000

Nợ TK 133 : 51.000.000

Có TK 331: 561.000.000

  • Ngày 02/07/2021 khi hàng về, nhập kho:

Nợ TK 156 : 510.000.000

Có TK 151 : 510.000.000

  • Ngày 16/7/2021 khi thanh toán tiền hàng dựa vào ủy nhiệm chi và giấy báo nợ:

Nợ TK 331: 561.000.000

Có TK 112 : 561.000.000

#UBot #UBot_Invoice #akaBot #kế_toán #thông_tư78 #nghị_định15 #hóa_đơn_điện_tử #phần_mềm_kế_toán #phần_mềm_xử_lý_hóa_đơn